Follow on FaceBook

#Nước Mắm Truyền Thống

Xem Thêm

#Nước Mắm Cốt

Xem Thêm

#Nước Mắm Ngon

Xem Thêm

#Nước Mắm Cà Nà

Xem Thêm

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Làng nghề mắm truyền thống 100 tuổi ở Quảng Nam mời khách thử cà phê mắm

 Làng nghề nước mắm Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) không chỉ giữ truyền thống đậm bản sắc địa phương, mà còn phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa của cộng đồng.


Làng nghề mắm 100 tuổi ở Quảng Nam mời khách thử cà phê mắm, nghỉ homestay

Ads (0:00)

Làng nghề nước mắm 100 năm tuổi ở Quảng Nam phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Diễm My

Làng nghề nước mắm truyền thống Tam Thanh đã có từ đây hơn 100 năm. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự xuất hiện và phát triển của nhiều thương hiệu nước mắm công nghiệp, làng nghề nhiều lần đứng trước nguy cơ thất truyền.


Chị Lan Anh, chủ cơ sở nước mắm Làng Bích Họa, xã Tam Thanh, cho biết với sự xuất hiện của nước mắm công nghiệp, nước mắm truyền thống đã gặp phải nhiều khó khăn, đã có giai đoạn gia đình thật sự muốn dừng lại.


“Là một người trẻ, nghề là nghề của ba mẹ, bỏ thì tiếc nên dù ba mẹ đã dừng một thời gian, nhưng vợ chồng mình đã tìm được quy trình chế biến nước mắm ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời và hệ thống đảo tự động để giúp nước mắm giữ được lâu, không bị đen mà còn an toàn cho người sử dụng”, chị Lan Anh chia sẻ.


Với nỗ lực của những gia đình làm mắm lâu năm cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nước mắm truyền thống Tam Thanh đã có những bước chuyển mình, phát triển mạnh mẽ hơn. Làng nghề nước mắm Tam Thanh hiện nay có khoảng 40 hộ gia đình, 12 hộ tham gia vào hợp tác xã nước mắm truyền thống Tam Thanh.


Ngoài các công đoạn cần thiết bị trợ giúp, nước mắm truyền thống Tam Thanh ngày nay vẫn được giữ nguyên cách làm của cha ông. Người dân sử dụng cá cơm tươi từ biển về, làm sạch và ủ với muối trong chum lên đến 12 tháng. Những mẻ mắm khi ủ đủ thời gian sẽ được mang ra chắt lọc cho ra những giọt nước mắm vừa thơm vừa trong veo.


Người dân ứng dụng công nghệ vào làm mắm. Ảnh: Diễm My

Người dân ứng dụng công nghệ vào làm mắm. Ảnh: Diễm My

Hiện nay, để đẩy mạnh sự phát triển của làng nghề truyền thống này, các hộ gia đình làm nước mắm và chính quyền địa phương cũng đề ra phương án thay đổi. Trong đó, xã Tam Thanh sẽ phát triển làng nghề nước mắm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng.


Sản phẩm nước mắm truyền thống Tam Thanh tuy vẫn giữ nguyên về cách làm nhưng có sự thay đổi trong khâu đóng gói, bao bì và cách tiếp cận khách hàng.


Đặc biệt, không chỉ là một sản phẩm gia vị thông thường, hình ảnh nước mắm truyền thống tại đây ngày càng đến gần hơn với khách du lịch trong nước và quốc tế.


Chị Ngọc Tầm, chủ hợp tác xã mắm Ngọc Lan, chia sẻ: “Du khách khi đến tham quan sẽ được trực tiếp xem, nghe về quy trình làm mắm và những câu chuyện tạo nên hình ảnh nước mắm truyền thống không chỉ đặc biệt trong hương vị mà còn đặc biệt trong những giá trị tinh thần”.


Theo chị, khách du lịch sẽ có cơ hội lắng nghe câu chuyện về đánh bắt cá như thế nào và tại sao vị mắm truyền thống của miền Trung lại mặn hơn những vùng miền khác


Bên cạnh đó, hiện nay hợp tác xã mắm này còn phát triển những sản phẩm mới lạ hơn như cà phê mắm để du khách trải nghiệm. Khi uống cà phê mắm, du khách sẽ cảm nhận được vị mắm thơm lừng, đậm đà của mắm Tam Thanh.


Đồng thời, cơ sở còn kết hợp với hình thức lưu trú dưới dạng homestay để du khách ở lại, trò chuyện và theo dõi quy trình làm nước mắm truyền thống.

Làng nghề mắm truyền thống 100 tuổi ở Quảng Nam mời khách thử cà phê mắm


Sản phẩm cà phê mắm từ làng nghề nước mắm Tam Thanh. Ảnh: Diễm My

Sản phẩm cà phê mắm từ làng nghề nước mắm Tam Thanh. Ảnh: Diễm My

Theo ông Võ Quang Hân, Phó chủ tịch xã Tam Thanh, để thực hiện đề án Phát triển du lịch xã Tam Thanh từ nay đến năm 2025, định hướng phát triển đến năm 2030, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nước mắm truyền thống Tam Thanh.


“Các hộ kinh doanh cần đa dạng mẫu mã để hình thành sản phẩm quà tặng, sản phẩm tiêu dùng. Đảm bảo mỗi hộ kinh doanh đều có thể giới thiệu cho du khách về đặc trưng nước mắm Tam Thanh”, ông Võ Quang Hân thông tin.


Nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

 (Baohatinh.vn) - Làng nghề nước mắm truyền thống ở xã Kỳ Ninh chiếm hơn 90% sản lượng nước mắm của thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cung ứng ra thị trường. Sau tết, các cơ sở đang tất bật vào vụ sản xuất mới.

Nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới


Các cơ sở nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

Các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại xã Kỳ Ninh tích cực thu mua cá cơm tươi vừa cập bến để làm nguyên liệu muối nước mắm.


Mấy hôm nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các thuyền cập bến trúng đậm cá cơm than (cá chuyên dùng làm nước mắm), HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng tập trung khoảng 10 người để mua cá, muối cá, ủ chượp vào các vại sành.


HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng với sản phẩm chủ lực là nước mắm truyền thống đạt OCOP 3 sao, 4 sao, lượng tiêu thụ 700.000 - 800.000 lít mỗi năm, do vậy việc thu mua cá muối nước mắm được diễn ra liên tục trong năm.


Các cơ sở nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

Tại HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng, cá cơm sau khi mang từ bến thuyền về sẽ được muối trực tiếp để đảm bảo độ tươi, giữ vững hương vị chất lượng cho sản phẩm nước mắm sau này.


Bà Đặng Thị Luận - Giám đốc HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng cho biết: “Đầu năm, các tàu thường được mùa cá cơm. Trong những ngày đầu năm, chúng tôi đã thu mua gần 50 tấn cá cơm để chuẩn bị nguồn nước mắm gối đầu cho thời gian tới...”.


Advertisements

X

Nguyên liệu được người dân Kỳ Ninh dùng sản xuất nước mắm chủ yếu là các loại cá biển, phổ biến nhất là cá cơm, cá tho... Chất lượng nước mắm phụ thuộc vào thời gian muối, thời tiết đủ nắng, đặc biệt là cá và muối, bởi thế, các cơ sở rất cẩn trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu để đảm bảo độ thơm ngon của nước mắm. Việc sản xuất nước nắm đầu năm không chỉ tận dụng được nguồn cá cơm tươi ngon mà còn đảm bảo sản lượng nước mắm gối vụ cho các năm kế tiếp.


Các cơ sở nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

Cá cơm than là nguyên liệu chính làm nước mắm của các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống ở Kỳ Ninh.


Theo bà Đặng Thị Luận, từ bao đời nay, các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống ở Kỳ Ninh luôn sử dụng cá cơm tươi ngon kết hợp với muối trắng cất 3 năm cùng với các bí quyết ướp, chượp... mới làm ra được thương hiệu nước mắm Kỳ Ninh như ngày nay. “Năm nay, hy vọng mùa cá bội thu, nguồn nguyên liệu đầy đủ, HTX phấn đấu thu mua khoảng 200-300 tấn cá cơm để làm nước mắm", bà Luận cho biết thêm.


Các cơ sở nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng năm 2024 dự kiến thu mua khoảng 200-300 tấn cá cơm để muối nước mắm gối vụ.


Tại Cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh, năm 2024, dự kiến muối khoảng 50 -60 tấn cá cơm để gối đầu cho các vụ sau. Chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc - đại diện Cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh cho biết: “Tranh thủ nguồn cá cơm tươi đầu năm, cơ sở chúng tôi đã thuê thêm 5 lao động thời vụ hỗ trợ làm việc liên tục trong mấy ngày hôm nay. Hiện nay, cơ sở đã muối được 35 tấn cá cơm than làm nước mắm...”.


Các cơ sở nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

Để chuẩn bị gối vụ nước mắm, Cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh đã thu mua 35 tấn cá cơm.


Đối với người dân nơi đây, nước mắm Kỳ Ninh không chỉ là gia vị mà còn được xem là “linh hồn”, là sản phẩm chính tạo nên sự nổi tiếng của địa phương.


Nước mắm Kỳ Ninh đặc biệt không quá mặn, không ngọt vị đường mà ngọt từ chất đạm cá, mùi vị nồng đậm đặc trưng của cách ủ chượp truyền thống lưu giữ hàng trăm năm qua. Những năm gần đây, nhiều cơ sở, HTX sản xuất nước mắm ở xã Kỳ Ninh đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, tham gia vào chương trình OCOP nhằm xây dựng thương hiệu và tìm kiếm chỗ đứng rộng hơn trên thị trường.


Các cơ sở nước mắm truyền thống phía Nam Hà Tĩnh vào vụ sản xuất mới

Nước mắm truyền thống xã Kỳ Ninh có hương vị thơm ngon đặc trưng.


Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Trưởng phòng Kinh tế (UBND thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Toàn thị xã hiện có 6 cơ sở chế biến nước mắm theo quy chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao với quy mô 850.000 - 900.000 lít/năm và hơn 30 cơ sở chế biến quy mô từ 200 - 500 lít/năm. Riêng xã Kỳ Ninh chiếm gần 90% sản lượng nước mắm truyền thống của TX Kỳ Anh cung ứng ra thị trường.


Trong những năm qua, ngoài hỗ trợ các hộ xây dựng đạt chuẩn OCOP, địa phương cũng tăng cường công tác xúc tiến thương mại sản phẩm nước mắm tại các hội chợ, hội nghị... để tìm kiếm, kết nối thị trường; tổ chức các lớp tập huấn về chế biến, bảo quản, đóng chai... tăng “sức hút” cho sản phẩm. Qua đó, góp phần đưa thương hiệu nước mắm Kỳ Ninh ngày càng vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất".


Nguồn: https://baohatinh.vn/cac-co-so-nuoc-mam-truyen-thong-phia-nam-ha-tinh-vao-vu-san-xuat-moi-post261983.html

Giỏ quà nước mắm truyền thống Phú Quốc Kiên Giang đắt hàng dịp Tết

 Giá dao động 400.000-700.000 đồng/giỏ quà Tết gồm các sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc và một số loại gia vị đặc sản đảo ngọc, được người tiêu dùng đặt mua.

Giỏ quà nước mắm truyền thống Phú Quốc Kiên Giang đắt hàng dịp Tết


Các nhà thùng nước mắm ở Phú Quốc kiểm tra chất lượng nước mắm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 - Ảnh: CHÍ CÔNG

Các nhà thùng nước mắm ở Phú Quốc kiểm tra chất lượng nước mắm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 - Ảnh: CHÍ CÔNG


Ngày 13-1, anh Nguyễn Huỳnh Thanh Khoa - chủ cơ sở nước mắm Huỳnh Khoa ở TP Phú Quốc - cho biết nước mắm truyền thống Phú Quốc xuất bán quanh năm nhưng ngay thời điểm gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, khách hàng và người tiêu dùng cũng đặt mua nước mắm biếu người thân và gia đình.


Người trăm tuổi kể chuyện nước mắm Phú Quốc trăm năm

Người trăm tuổi kể chuyện nước mắm Phú Quốc trăm năm

ĐỌC NGAY

Đặc biệt năm nay người dân mua giỏ quà, gồm: nước mắm Phú Quốc và một số loại gia vị đặc trưng ở đảo ngọc, giá dao động 400.000 - 700.000 đồng/giỏ (tùy loại).


"Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 này, cơ sở chúng tôi cũng chuẩn bị làm hơn 500 giỏ quà Tết có nước mắm để bán. Sức mua của người tiêu dùng hiện cũng tăng lên 10-30% so với Tết năm trước", anh Khoa vui vẻ nói.


Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết Phú Quốc hiện có khoảng 50 thành viên (nhà thùng) với khoảng 7.000 thùng ủ chượp để làm nước mắm truyền thống. Mỗi thùng có sức chứa 12-15 tấn cá và sản lượng sản xuất nước mắm đạt 20-30 triệu lít nước mắm/năm (nước mắm đạt 25 độ đạm trở lên).


Đặc biệt, cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các nhà thùng nhộn nhịp gói giỏ quà nước mắm xuất bán cho khách hàng.


Giỏ quà Tết được các nhà thùng ở Phú Quốc gói gồm: nước mắm Phú Quốc, tiêu ngào mắm đường, tiêu hạt xay... bán với giá dao động 400.000 - 700.000 đồng/giỏ - Ảnh: CHÍ CÔNG

Giỏ quà Tết được các nhà thùng ở Phú Quốc gói gồm: nước mắm Phú Quốc, tiêu ngào mắm đường, tiêu hạt xay... bán với giá dao động 400.000 - 700.000 đồng/giỏ - Ảnh: CHÍ CÔNG


Ông Phạm Huỳnh Quốc Thanh - phó chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc, giám đốc Hợp tác xã thực phẩm Phú Quốc G10 - cho hay ngoài bán nước mắm nguyên liệu thô, ông Thanh cũng như nhiều nhà thùng ở Phú Quốc linh hoạt chuyển sang hình thúc đóng chai nước mắm để bán cho du khách, người tiêu dùng trong và ngoài nước.


Tết này nhiều nhà thùng chuyển sang hình thức gói giỏ quà đẹp, bắt mắt và sang trọng. Các giỏ quà dạng này được khách hàng đặt mua khá nhiều trong thời gian qua và có khả năng tăng thêm trong thời gian tới.


Nước mắm bán đắt nhất thế giới, hơn 12 triệu đồng/lít

 Nước mắm colatura di alici của Ý có giá dao động từ 4-12 triệu đồng/lít, đây là một trong những loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới.

Nước mắm bán đắt nhất thế giới, hơn 12 triệu đồng/lít


Một lít nước mắm colatura di alici có giá lên đến vài triệu đồng hoặc hơn - Ảnh: GOURMET CETERA

Một lít nước mắm colatura di alici có giá lên đến vài triệu đồng hoặc hơn - Ảnh: GOURMET CETERA


Cụm từ colatura di alici có nghĩa là “cá cơm nhỏ giọt” trong tiếng Ý. Giống với nước mắm truyền thống của khu vực Đông Nam Á, gia vị này được làm từ 2 nguyên liệu: cá cơm và muối.


Tuy nhiên, quy trình sản xuất colatura rất cầu kỳ.


Các đơn vị sản xuất nước mắm colatura di alici chỉ sử dụng những con cá cơm được đánh bắt tại thị trấn Cetara, bờ biển Amalfi từ ngày 25-3 đến 22-7 hằng năm. Họ lọc hết xương, làm sạch ruột và ướp cá với muối Sicilia (một gia vị nổi tiếng khác của Ý) trong vòng 24 tiếng.


Họ tiếp tục xếp cá vào những thùng gỗ nhỏ gọi là terzigni và dùng vật nặng đè lên để nén chặt. Sau đó, thùng cá muối được chuyển đến nơi khác để bảo quản trong môi trường thoáng khí.


Theo công ty chuyên cung cấp sản phẩm đặc biệt của Ý Gustiamo, cá cơm phải được ủ trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm để cho ra loại colatura có màu sắc và hương vị hoàn hảo.


Cá cơm được ủ bên trong thùng gỗ terzigni - Ảnh: CANVA

Cá cơm được ủ bên trong thùng gỗ terzigni - Ảnh: CANVA


Khi cá cơm bên trong thùng lên men và tiết ra chất lỏng, các chuyên gia sẽ nếm thử để xác định xem nước mắm cá cơm có đạt chất lượng hay không.


Colatura di alici còn phải trải qua thêm một số công đoạn chắt lọc khác trước khi được đóng chai và đưa ra thị trường.


Tòa tháp đôi nghiêng ở Ý trong tình trạng 'cảnh báo cao'

Thành phẩm đạt chuẩn cần có màu hổ phách tuyệt đẹp, kết cấu sánh đặc, hương vị thơm ngon và độ đạm cao.


Colatura di alici có giá dao động 4-12 triệu đồng/lít, thậm chí cao hơn tùy thuộc vào chất lượng và đơn vị sản xuất.


Người dân Ý thường rưới một ít colatura di alici lên rau củ xào, bò bít tết, thịt lợn nướng và các món cá để tăng hương vị. Họ còn sử dụng loại nước mắm này để chế biến một số đặc sản như món bagna càuda - được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực thành Rome” - hay salad caesar.

nguồn https://tuoitre.vn/cach-nguoi-y-san-xuat-nuoc-mam-ban-dat-nhat-the-gioi-hon-12-trieu-dong-lit-20240121103509926.htm


Xem thêm: Làng nước mắm truyền thống mắm hơn trăm tuổi vẫn "sống khỏe"

Bình Thuận những chuyện xưa, ít biết về nghề nước mắm

 Nghề làm nước mắm Phan Thiết có lịch sử gắn với quá trình định cư của những lưu dân Việt trên đất Bình Thuận. Xung quanh nghề nước mắm, sử liệu đã cung cấp nhiều điều thú vị, ít biết về nghề này.

Bình Thuận những chuyện xưa, ít biết về nghề nước mắm


1. Phủ biên tạp lục công trình sử học – địa chí của Lê Quý Đôn viết về xứ Đàng Trong (từ năm 1558 đến 1775) cho biết: Ở phường Đông An (thuộc phủ Bình Thuận) có đội Hàm thủy chuyên về nghề nước mắm gồm 50 người. Trong đó 30 người hàng năm nộp 30 lường nước mắm, 20 người hàng năm nộp 2 vò mắm mòi, 1 mủng mắm ướp, đều miễn trừ các sắc thuế và sưu dịch. Sử liệu này cho phép khẳng định nghề nước mắm ở Bình Thuận hình thành trên 300 năm, đạt đến một trình độ chuyên nghiệp và được chính quyền chúa Nguyễn tổ chức thành các tổ chức nghề nghiệp như phường, đội.


Đến thế kỷ XIX, tổ chức làm nước mắm được gọi là hộ, hàm hộ. Vua Minh Mạng quy định cơ cấu tổ chức và quy mô của hàm hộ như sau: “Hộ nước mắm tỉnh Bình Thuận, do tỉnh sức cho Hộ trưởng nơi ấy ra sức mộ thêm, hạn trong năm đều bổ sung vào ngạch 50 người, tức thời đề đạt xin cho được thực thụ; nếu ngoài hạn không lấy đủ số sẽ xét theo luật mà răn. Lại xét tỉnh ấy, sẽ sức cho dân ở hạt, có ai tình nguyện làm thì sẽ đặt làm Hộ trưởng, khiến trông coi thu nộp cho đúng lệ”. Như vậy, hàm hộ là tổ chức của những người chuyên làm nước mắm, nhân sự vào hộ là tự nguyện. Mỗi hàm hộ có 50 người, do Hộ trưởng đứng đầu. Đây là tổ chức giúp nhà nước quản lý sản xuất và đốc thúc việc thu thuế.


Sau này, hàm hộ cũng dùng để chỉ những người theo nghề nước mắm nhưng là hộ gia đình, những hộ sản xuất lớn – “đại gia” trong nghề. Cùng với cơ sở chế biến họ còn có đội ghe thuyền đánh bắt và vận chuyển nước mắm, có nhiều nhà đất và nổi tiếng giàu có.


2. Nước mắm Phan Thiết là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu của người Việt. Ví như trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn (từ 1775 đến 1790), quân đội chúa Nguyễn bị cô lập tại Sài Gòn nên nguồn nước mắm từ tỉnh Bình Thuận không chuyển vô được. Và thế là trong các bữa ăn họ liên tục than vãn vì tình trạng thiếu loại nước chấm này.


Một trường hợp khác là vào những năm Thế chiến thứ nhất 1914 - 1918, bữa ăn của những lính thợ An Nam trong quân đội Pháp cũng không thể thiếu nước mắm. Chính quyền thực dân ở Đông Dương lúc bấy giờ đã yêu cầu Viện Pasteur ở Sài Gòn nghiên cứu chế ra một loại nước mắm cô đặc để chuyển sang châu Âu cho binh sĩ người Việt sử dụng. Chất lượng loại mắm cô đặc rất tốt không khác gì so với mắm nước ở cố hương.


nuoc-mam-2-.jpg

Nhãn hiệu con voi đỏ được Công ty Liên Thành dùng để dán lên nước mắm từ 1909 -1945. Ảnh tư liệu.

3. Dưới triều Nguyễn, nước mắm được phân thành 2 hạng: thượng hảo và tốt vừa và được nhà nước thu mua. Theo Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, giá nước mắm được ấn định là 1 quan 2 tiền (năm 1835). Số này một phần được dùng để ban thưởng cho quan quân triều đình. Cùng với Khánh Hòa, Bình Thuận thường xuyên cung cấp nước mắm cho Gia Định và Trấn Tây Thành (một trấn của Đại Nam thời vua Minh Mạng, nay thuộc Đông Nam Campuchia). Riêng năm 1834, tỉnh Bình Thuận cung cấp tới 1.000 tĩn để các tướng quân, tham tán chia cấp cho quân sĩ dùng. Nước mắm cũng nằm trong các sản vật thưởng tặng, dụ an các tộc người miền núi để họ một lòng quy thuận, đóng góp thuế khóa, làm dân biên giới lâu dài.


Mỗi năm hai lần vào tiết Tiểu mãn (21 -22 tháng 5 dương lịch) và Đại thử (23 - 24 tháng 7 dương lịch), tỉnh Bình Thuận dành hẳn ba chiếc ghe bầu chở số nước mắm về kinh. Tại cửa biển Phú Hài quan tỉnh tổ chức làm lễ tiễn đưa với trống dong, cờ mở rất long trọng.


4. Nước mắm là sản phẩm nặng mùi người ngoại quốc khó mà chấp nhận được; nhưng khi đọc tư liệu xưa thấy rằng không phải người Tây nào cũng “chê” nước mắm. Cách nay đúng 155 năm, một nhà truyền giáo thuộc Hội Thừa sai hải ngoại Paris có những nhận xét rất tích cực về loại nước chấm “quốc hồn quốc túy” của người Việt như sau: “Nếu đừng chấp nhất với cái mùi nước mắm và xem đó như mùi pho mát hoặc sầu riêng (thì) người ta sẽ thấy ngon. Thật dễ dàng cảm nhận hương nước mắm thực sự không khó chịu chút nào, rằng nó khiến cho một số món ăn trở nên rất ngon và rằng phải có một chút bí quyết để làm cho nó ngon đến thế”.


Vị giáo sĩ này còn cho biết thêm: “Chất lỏng này rất mạnh và rất thiết yếu, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người dân chỉ có cơm làm cái ăn chính... Nước mắm có giá trị về mặt sức khỏe: thiệt là đáng quý vì nó thường xuyên kích thích sự ngon miệng khi chúng tôi bị chứng thiếu máu gây ra chán ăn, nó là chất trợ tì vị khi bị những chứng rối loạn tiêu hóa, là chất tạo ấm rất mạnh khi bị đau bụng và cảm lạnh”.


Sau này, nước mắm được mang sang Pháp dự Hội chợ đấu xảo Marseille (tháng 4/1922) với mục đích thăm dò và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Theo ghi chép của Phạm Quỳnh: bấy giờ người Tây nếm cơm An Nam “nhiều người khen ngon, thứ nhất là khen nước mắm của ta, nói rằng trong các thứ nước chấm không gì bằng nước mắm”.


5. Năm 1906, một công ty nước mắm với nhiều chi nhánh được thành lập tại Phan Thiết; với nhãn hiệu con voi đỏ được sử dụng từ năm 1909. Liên Thành là công ty duy nhất ở Đông Dương chuyên về sản xuất nước mắm có quy mô lớn và mang đầy đủ tính chất của một công ty tư bản.


Điều ít ai biết rằng sự ra đời của công ty Liên Thành là kết quả của một hành động tập thể của các chí sĩ duy tân Bình Thuận, với một tinh thần chung tay xây dựng nền kinh tế tự chủ cho dân tộc. Liên Thành ra đời còn có sự hỗ sự tích cực từ phía nhà cầm quyền Pháp (công sứ Bình Thuận Garnier). Đây được xem là “hiện tượng mới lạ nhất, mở đầu cho một cao trào kinh tế Việt Nam từ trước chưa hề có” (Nguyễn Văn Xuân).


Trước năm 1945, nước mắm là ngành công nghiệp duy nhất của tỉnh Bình Thuận. Theo số liệu công bố vào năm 1931, Bình Thuận có gần 640 hàm hộ, sở hữu 1.525 thùng chượp lớn, 7.759 thùng trung bình và nhỏ. Qua các số liệu thuế quan của tỉnh cho thấy, tổng sản lượng nước mắm sản xuất được là trên 40,6 triệu lít, chiếm xấp xỉ 7/10 tổng sản lượng toàn Đông Dương. Nên Bình Thuận được xem là trung tâm sản xuất nước mắm chính của Đông Dương.


Tài liệu tham khảo và trích dẫn:


Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (bản dịch Viện Sử học), tập III. Huế: Thuận Hóa (2005).


Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục, tập 7 (Viện Sử học dịch). Hà Nội: Giáo dục (2006).


Lê Quý Đôn. Toàn tập, tập I – Phủ biên tạp lục (bản dịch của Viện Sử học). Hà Nội: Khoa học xã hội (1977).


Phạm Quỳnh. Pháp-du hành-trình nhật-ký (V). Nam Phong tạp chí, số 65 (tháng 11-1922).


Guillerm, J. (1931), Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (bản dịch Công Khanh đăng trên trang Vũ Thế Thành). Tạp chí Các Viện Pasteur Đông Dương.


ĐỖ THÀNH DANH

nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/nhung-chuyen-xua-it-biet-ve-nghe-nuoc-mam-117934.html

Làng nghề nước mắm truyền thống hơn hai trăm năm

LNV - Làng Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thủy xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Chưa đến cổng làng, mùi mắm dậy lên thơm phức, những chum vại, những chai nước mắm màu cánh gián kích thích bất kỳ ai ngang qua.
Nằm ven đường từ trung tâm huyện Giao Thủy (Nam Định) về phía biển, làng Sa Châu (xã Giao Châu) nổi tiếng hàng trăm năm qua với nghề làm nước mắm thủ công, sản phẩm nổi tiếng thơm ngon. Làng Sa Châu hiện vẫn còn 40 hộ gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống; trong đó có 10 hộ sản xuất với quy mô lớn.

Làng nghề nước mắm truyền thống hơn hai trăm năm


Trải qua hơn 200 năm, nghề làm nước mắm truyền thống ở làng Sa Châu vẫn được gìn giữ. Nhờ lưu giữ, tuân thủ quy trình truyền thống, nước mắm Sa Châu trở thành biểu tượng ẩm thực của Nam Định

Để làm ra giọt nước mắm truyền thống thơm, ngon, người làm nước mắm phải tuân thủ nhiều công đoạn, đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ. Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm truyền thống Sa Châu là cá, tép moi, mực và muối. Từ việc chọn muối, mua cá, tép đến giai đoạn ủ và lọc nước mắm, quy trình nào cũng được thực hiện tỉ mỉ. Chẳng hạn, nguồn muối phải từ biển Bạch Long, là muối mùa, hạt to, sạch, không dùng loại muối chiêm và để lưu kho trên một năm.

Quy trình sản xuất nước mắm của gia đình ông Mai Văn Năng và các hộ khác ở Sa Châu đều bằng phương pháp thủ công.
Quy trình sản xuất nước mắm của gia đình ông Mai Văn Năng và các hộ khác ở Sa Châu đều bằng phương pháp thủ công.
Cùng với độ dài của thời gian, đủ nắng, nguyên liệu cá và muối quyết định độ thơm ngon của nước mắm, bởi thế người dân rất cẩn trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu.

Theo ông Mai Văn Năng, thế hệ thứ 4 của một gia đình làm nghề ở Sa Châu, phải mất từ 1 - 1,5 năm, tính từ thời gian ủ cá với muối, qua bao nhiêu công đoạn nữa mới ra được nước mắm thành phẩm. Tháng 8/2022, “Nước mắm Sa Châu” được chọn vào “Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam”.

Nước mắm Sa Châu được cung cấp cho nhiều tỉnh thành trên cả nước như Điện Biên, Sơn La, TPHCM, Tây Ninh... Tuy nhiên, hiện vẫn còn những thách thức như quy mô sản xuất thu nhỏ dần, thiếu quy hoạch và không đạt được tiêu chuẩn đồng đều.

Trước khi ra thành phẩm, nước mắm cốt được ủ trong chum đến vài tháng.
Trước khi ra thành phẩm, nước mắm cốt được ủ trong chum đến vài tháng.
Ông Phạm Viết Quý - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Giao Châu cho biết: Trước đây, làng Sa Châu có khoảng 80 hộ làm nghề sản xuất, chế biến nước mắm, nhưng đến nay chỉ còn lại 40 hộ gắn bó với nghề, trong đó có 10 hộ sản xuất với quy mô lớn. Để giải quyết những thách thức với nghề nước mắm Sa Châu, địa phương đã phối hợp với huyện, xây dựng đề án thúc đẩy, phát triển làng nghề truyền thống.

“Hiện tại, nhiều hộ sản xuất nước mắm có hướng phát triển rất tốt như xây dựng thương hiệu riêng, đăng ký sản phẩm OCOP, bán hàng trên mạng xã hội… Mặc dù đang đối mặt với nhiều thử thách, nhưng nước mắm Sa Châu vẫn đạt được những thành công đáng kể. Năm 2022, nước mắm Sa Châu được chọn là một trong Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam”, ông Quý nói.

Nguồn https://langngheviet.com.vn/lang-nghe-nuoc-mam-hon-hai-tram-nam-29874.html


Có nên ăn nước mắm để qua đêm không?

 

Có nên ăn nước mắm để qua đêm không?


Có nên ăn nước mắm để qua đêm không?

Mẹ tôi thường cất nước mắm thừa để qua đêm vì tiếc, nghĩ mắm mặn nên không hỏng nhanh, điều này đúng hay sai? (Anh, 22 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Thông thường, nước mắm an toàn là nước mắm nguyên chất, bảo quản trong chai kín. Nước mắm đã qua sử dụng không còn nguyên chất, chứa nhiều thành phần khác nên không đảm bảo sức khỏe. Chẳng hạn, bạn chấm thức ăn thường sót lại rau, thịt, cá hoặc vi khuẩn ở trong miệng hay từ đũa. Nước mắm pha loãng có đường, mỳ chính, nước lọc, ớt, chanh...

Nếu giữ lại dùng hoặc để qua đêm, nước mắm không còn ngon miệng và dễ bị biến chất. Nhiệt độ môi trường bên ngoài không đảm bảo, nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn.

Do đó, người dân không nên tiếc một chút nước chấm mà giữ lại để sử dụng. Nếu thấy lãng phí, bạn có thể cho vào nêm nếm các món đang đun nấu khác như cá kho, thịt kho...Điều này giúp bạn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Bạn có thể dùng bát nước mắm riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm hoặc lây lan virus, vi khuẩn. Nếu ăn chung, bạn không nên dùng đôi đũa khua khoắng bát nước mắm hoặc đồ ăn trên đĩa thức ăn...

Khi ăn, bạn nên đổ ra một lượng mắm vừa phải để ăn, tránh gây lãng phí.

Nguồn: https://vnexpress.net/an-nuoc-mam-de-qua-dem-duoc-khong-4730756.html

Xem thêm: Làng nghề nước mắm truyền thống hơn hai trăm năm

Làng nước mắm truyền thống mắm hơn trăm tuổi vẫn "sống khỏe"

(Dân trí) - Trải qua bao thăng trầm thời gian và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, làng mắm hơn trăm tuổi Cửa Khe (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn "sống khỏe", nuôi ước mơ vươn xa.

Làng nước mắm truyền thống


Nhờ nghề mắm mà có cơ ngơi, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn


Hơn trăm năm có lẻ, người ở Cửa Khe sinh ra là đã nghe mùi mắm. Ít thì nhà vài hũ, nhiều thì làm mấy thùng. Họ làm mắm từ cái thuở Cửa Khe có một con nước lớn dẫn từ biển vào, thuở ghe bầu từ phố thị Hội An theo cái khe nước vào làng này để mua mắm đi buôn đường xa, thuở cái bến nơi cửa sông tàu bè đậu tấp nập để đưa cá cơm vào tận làng.


Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 1

Cá làm mắm là cá cơm than thường đánh bắt tại vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An.


Trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn, người dân nơi đây vẫn bám nghề và làm cho làng nghề nước mắm truyền thống Cửa Khe không ngừng vươn xa.


Hiện tại, làng nghề nước mắm Cửa Khe có 60 hộ gia đình làm nghề, trong đó có 10 cơ sở tham gia tổ hợp tác. Mỗi năm, làng nghề nước mắm Cửa Khe bán ra thị trường khoảng 120.000-150.000 lít, với giá bán từ 50.000-60.000 nghìn đồng/lít tùy loại. Ngoài thị trường truyền thống trong tỉnh Quảng Nam, mắm Cửa Khe còn được vào các siêu thị hay có đại lý ủy quyền tại Đà Nẵng, Hà Nội…


Ads (0:00)

Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 2

Cứ 2kg cá cơm tươi trộn 1kg muối, ủ chượp trong vòng 12 tháng là cho ra 1 lít nước mắm nguyên chất.


Theo những người dân làng nghề, nước mắm Cửa Khe chỉ được chế biến từ cá cơm than đánh bắt quanh khu vực biển Cù Lao Chàm (TP Hội An). Quy trình sản xuất nước mắm được bắt đầu ngay từ trên tàu, sau khi vớt cá từ dưới biển lên, cá được rửa sạch bằng nước biển, loại bỏ tạp chất rồi trộn với muối theo tỉ lệ thích hợp. Cá này gọi là cá chượp.


Ads (0:00)

Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 3

Đúng thời gian, người làm mắm sẽ kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Cá chượp được bảo quản trong hầm tàu, được phủ bằng 1 lớp muối dày khoảng 5cm. Khi về đến biển Cửa Khe, cá chượp được bốc dỡ cho vào thùng ủ tiếp. Đến khoảng 9-18 tháng, bà con bắt đầu rút nước mắm nhĩ. Vì muối ngay từ lúc cá còn tươi sống nên giá trị dinh dưỡng trong mắm cao, hương vị thơm ngon đầy hấp dẫn.


Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 4

Đến khoảng 9-18 tháng, bà con bắt đầu rút nước mắm nhĩ.


Bà Lê Thị Lợi, chủ cơ sở nước mắm Bà Lợi ( thôn 6, làng nước mắm Cửa Khe) cho hay: "Mặc dù, giá nước mắm của làng nghề cao hơn so với các loại nước mắm công nghiệp khác nhưng khách hàng rất ưa chuộng, nhiều khi không có đủ để cung cấp, nhất là dịp tết... Nhiều gia đình cũng khá lên nhờ nghề mắm, nuôi con ăn học đến chốn".


Hiện tại, cơ sở sản xuất nước mắm của gia đình bà Lợi có 5 lao động thường xuyên, với mức lương trung bình từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, cơ sở sản xuất và cho ra lò khoảng hơn 7.000 - 8.000 lít/năm, doanh thu khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình bà lãi khoảng 150-180 triệu đồng/năm.


Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 5

Mỗi năm, làng nghề nước mắm Cửa Khe bán ra thị trường khoảng 120.000-150.000 lít, với giá bán từ 50.000-60.000 nghìn đồng/lít tùy loại.


Ông Phan Thanh Vân - Chủ tịch xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết: "Làng mắm Cửa Khe có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, đặc biệt là tổ chức hoạt động sản xuất mắm gắn với phát triển du lịch. Người dân luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm, đặt uy tín lên hàng đầu để giữ vững thương hiệu truyền thống của làng nghề. Đồng thời, tích cực tham gia các hội chợ để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội vươn xa hơn".


Miệt mài với nghề mắm và "không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm" là tiêu chí đầu tiên mà làng nghề đặt ra. Chính vì lẽ đó mà vừa qua, sản phẩm nước mắm làng Cửa Khe đã đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao.


Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 6

Nhờ nghề mắm mà nhiều người có cơ ngơi và nuôi con ăn học…


Năm tháng đổi dời, làng Cửa Khe giờ như "chàng tí hon" khi tồn tại bên cạnh những "gã khổng lồ" thời hiện đại. Đó là những thương hiệu nước chấm công nghiệp quy mô khắp mọi miền rồi các dự án du lịch đẳng cấp triệu đô, tỷ đô ngay liền cạnh. Giờ đây, Cửa Khe đứng yên cũng là đang tụt lại, nên phải nỗ lực khẳng định sản phẩm làng nghề truyền thống.


Những người trẻ với khát vọng đưa thương hiệu làng vươn xa


Anh Võ Nguyên Tùng - Trưởng ban làng nghề nước mắm Cửa Khe chia sẻ: "Có hai phương thức chính để chúng tôi duy trì làng nghề, một là tìm đến khách hàng và còn lại là khách hàng tìm đến chúng tôi. Việc tìm đến khách hàng thì chúng tôi đã làm lâu nay nhưng cốt lõi muốn tồn tại bền vững thì phải làm sao để vế thứ hai thành hiện thực".


Làng mắm hơn trăm tuổi vẫn sống khỏe - 7

 Những người trẻ của làng đang góp phần gìn giữ, tìm cơ hội đưa sản phẩm làng nghề vươn xa.


Trong những năm qua, để tiếp cận khách hàng, những người trẻ kế nghiệp làng mắm như anh Tùng vẫn luôn miệt mài quảng bá sản phẩm ở những "sân chơi" lớn hơn như chợ phiên, ngày hội khởi nghiệp…


Nói về những dự định trong việc phát triển làng nghề, anh Tùng cho biết, đầu tiên là tập trung xây dựng cổng làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe, tiếp đó sẽ xây dựng nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm của làng nghề.


Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoặc HTX ở địa phương làm du lịch gắn với làng nghề và cộng đồng, qua đó tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn.


Tất cả đang được những người con của làng từng ngày góp nhặt, lên ý tưởng để thực hiện giấc mơ đưa thương hiệu nước mắm Cửa Khe vượt qua "ao làng", hiện thực hóa khát vọng "chuyển mình" của làng.


"Bất cứ ai đem được một du khách về làng là đã góp một tay giúp làng hồi sinh, giúp cho nhiều người có thu nhập tăng thêm để trang trải. Chúng tôi muốn người làng rồi đây sẽ kiếm thêm thu nhập từ giá trị văn hóa của làng", anh Tùng tâm sự.


Với nguồn khách dự báo sẽ ngày càng phát triển ở khu vực phía nam TP Hội An trong tương lai, những người trẻ của làng Cửa Khe đang mong muốn nương vào dòng khách lưu trú tại các khu du lịch ở đây, hướng họ đến việc trải nghiệm văn hóa bản địa. Điều này cũng là một giải pháp để kéo dài thời gian lưu trú của khách khi đến địa phương. Từ đó, làng nghề truyền thống và du lịch địa phương cùng phát triển.

theo dantri.com.vn

Xem thêm: Có nên ăn nước mắm để qua đêm không?

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2023

Giới thiệu

 Nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, xã Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống. Các loại sản phẩm nước mắm ở đây được thương lái trực tiếp đến lấy hàng mà không cần phải đưa đến nơi khác tiêu thụ.


Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng biển Cà Ná rất nhiều thứ thuận lợi cho nghề làm nước mắm. Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng cảng cá Cà Ná thì mỗi năm, ngư dân Cà Ná đánh bắt hơn 36.000 tấn hải sản, trong đó có hơn 31.000 tấn cá cơm. Đây là nguồn nguyên liệu chế biến nước mắm truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, đồng muối Cà Ná được xem là loại muối tốt nhất Đông Nam Á với tỉ lệ Clorua Natri (muối nguyên chất) lên tới 95% rất thuận lợi cho chế biến nước mắm. Ngoài ra, Cà Ná có số ngày nắng và nhiệt độ cao nên rất tốt cho quá trình hấp thụ và giữ nhiệt để tạo ra nước mắm ngon.


Để cho ra những giọt nước mắm hảo hạng là cả sự công phu và đó là bí kíp gia truyền của mỗi gia đình làm nước mắm ở Cà Ná. Ông Quỳnh, chủ cơ sở Nước Mắm Bé Bầu cho biết về quy trình làm nước mắm của gia đình mình: “Cá cơm đưa từ cảng về được rửa sạnh và ướp với muối theo tỉ lệ 3kg cá và 1kg muối. Còn cách ướp như thế nào là bí quyết riêng của mỗi gia đình. Quá trình muối chượp này phải kéo dài từ 9 tháng cho đến 1 năm thì nước mắm mới có độ đạm cao và hương vị đặc trưng”.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Đại Lý Nước Mắm Bé Bầu Tphcm

 

Đại Lý Nước Mắm Bé Bầu Tphcm

Danh sách đại lý nước mắm Bé Bầu các quận huyện thành phố Hồ Chí Minh cũng như địa chỉ để khách hàng nhận biết. Mua sản phẩm chính hãng.

Danh Sách Đại Lý Nước Mắm Bé Bầu Tphcm

Để thuận tiện cho việc trải nghiệm sản phẩm đại lý Bé Bầu Gò Vấp xin cung cấp: Danh sách đại lý nước mắm Bé Bầu các quận huyện thành phố Hồ Chí Minh cũng như địa chỉ để khách hàng nhận biết. Mua sản phẩm chính hãng. Hiện tại sản phẩm nước mắm Bé Bầu Cà Ná đã được shop phân phối tại 2 địa chỉ Gò Vấp + Quận 12.

  • ĐỊA CHỈ GÒ VẤP: 943/20 Quang Trung, Phường 14, Gò vấp, Hồ Chí Minh
  • ĐỊA CHỈ Q12: 59/18 Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12

Đại Lý Bé Bầu Gò Vấp nhận cung cấp giao hàng các sản phẩm Bé Bầu chính hãng trên các quận huyện: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Thủ Đức, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Nhà Bè, Quận Phú Nhuận, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Củ Chi,  Thành Phố Thủ Đức (Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức).

Cửa Hàng Đại Lý Nước Mắm Bé Bầu Tphcm

  • ĐỊA CHỈ: 943/20 Quang Trung, Phường 14, Gò vấp, Hồ Chí Minh
  • EMAIL: nuocmambebau.info@gmail.com
  • SĐT (ZALO): (+84) 932.664.737
  • WEBSITE: https://nuocmambebau.info/
  • FACEBOOK: https://facebook.com/nuocmambebau.info

Đại Lý Nước Mắm Bé Bầu Tphcm Cam Kết:

  • Sản phẩm chính hãng
  • Đảm bảo hàng mới. Nguyên đai nguyên kiện
  • 1 đổi 1 nếu lỗi do nhà sản xuất
  • Kiểm tra hàng trước khi thanh toán
  • Giao hàng hỏa tốc
  • Giá sỉ & lẻ tốt nhất

Địa chỉ mua nước mắm Bé Bầu

  • Cơ sở nước mắm Bé Bầu: Quốc Lộ 1A, Ngã 3 Cà Ná, Lạc Sơn, Thuận Nam, Ninh Thuận
  • Đại lý nước mắm Bé Bầu TPHCM: 943/20 Quang Trung, Phường 14, Gò vấp, Hồ Chí Minh

10 loại sản phẩm mang thương hiệu nước mắm bé bầu

  1. Nước Mắm Bé Bầu 250ml Loại Thượng Hạng Chai Nhỏ 
  2. Nước Mắm Bé Bầu 300ml Loại Thượng Hạng 1 
  3. Nước Mắm Bé Bầu 500ml Loại Thượng Hạng 
  4. Nước Mắm Bé Bầu 500ml Loại Thượng Hạng 1 
  5. Nước Mắm Bé Bầu 500ml Loại Đặc Biệt  (ngon nhất)
  6. Nước Mắm Bé Bầu 750ml Loại Thượng Hạng 
  7. Nước Mắm Bé Bầu 750ml Loại Thượng Hạng 1
  8. Nước Mắm Bé Bầu 750ml Loại Thượng Hạng 2
  9. Nước Mắm Bé Bầu Chai Nhựa 1 Lít Loại Thượng Hạng 1
  10. Nước Mắm Bé Bầu Chai Nhựa 500ml Loại Thượng Hạng 2

8 Combo sản phẩm nước mắm Bé Bầu

  1. Combo Như Ý
  2. Combo Hoàng Phúc
  3. Combo Hoàng Gia
  4. Combo Phú Quý
  5. Combo Cát Tường
  6. Combo Đoàn Viên
  7. Combo Sum Vầy
  8. Combo Tình Thân

Chính Sách Giao Nhận:

Đại lý nước mắm Bé Bầu cam kết phục vụ tận tâm, tận tình, giao hàng nhanh chóng. Phục vụ Quý Khách Hàng Từ 6h-22h mỗi ngày. Phục vụ quý khách hàng cả ngày lễ và chủ nhật. Nhận giao hàng hỏa tốc 60 phút. Với cam kết phí ship 30k cho 20km. Đảm bảo phí ship bao rẻ. Phí ship bao rẻ bằng các đơn vị ghtk hoặc ghn nhưng thời gian giao hàng nhanh chóng.

  • Đối với tất cả quận huyện như: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Thủ Đức, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh,  Thành Phố Thủ Đức (Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức). Giao hàng trong ngày nếu đơn hàng đặt trước 10 giờ, sau 10 giờ sẽ giao vào ngày hôm sau.
  • Huyện Củ Chi, Huyện Nhà Bè: Giao hàng từ 1-2 ngày.
  • Với những khách hàng ở tỉnh miền tây: An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre. Chúng tôi gửi hàng chành xe Tô Châu, hoặc chành xe nào gần vị trí quý khách hàng. Tiền chành xe Tô Châu từ Hcm về miền tây quý khách hàng chịu giùm shop.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

Cầu Kỳ Hạt Muối Nguyên Liệu Quan Trọng Làm Nước Mắm

 Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực của người Việt. Các đầu bếp nước ngoài có cơ hội trải nghiệm các món ăn Việt đều có một nhận xét chung rằng, chính nước mắm đã tạo nên một hương vị và phần hồn rất riêng trong các món ăn Việt. 


Để làm nên hương vị nguyên chất của nước mắm, bên cạnh cá tươi, muối sạch là nguyên liệu quan trọng không kém. Nhưng không phải loại muối nào cũng làm được nước mắm ngon.
 Cầu Kỳ Hạt Muối Nguyên Liệu Quan Trọng Làm Nước Mắm
Hạt muối mặn mòi từ biển khơi …


Nghề làm muối nhiều vất vả. Diêm dân - người làm nghề muối cho biết, để chờ đến lúc hạt muối kết tinh, phải trải qua nhiều quá trình như bơm nước vào ruộng, lúc thay nước, lúc sang ao và theo dõi thời tiết thường xuyên... Lúc nắng nóng là thời điểm thu hoạch muối lý tưởng. Vì vậy, việc sản xuất muối phải trông chờ vào thiên nhiên nhiều. Năm nào nắng đều đều thì sản lượng khá, nếu mưa là mất vụ. Mỗi khi thời tiết thuận lợi, để thu hoạch muối, diêm dân phải ''bán lưng cho trời'', đổ mồ hôi, sôi nước mắt giữa những trưa trời tháng 6 nắng gắt như dao. Vậy mới có những hạt muối sạch, tinh khiết và đủ mặn để làm nước mắm. 

3 Phương Pháp Sản Xuất Nước Mắm Nhĩ Truyền Thống

 Nước mắm truyền thống được ưu chuộng của những người dân miền biển, bởi vì nước mắm truyền thống có vị tự nhiên từ cá tươi cùng hậu vị ngọt đằm thắm là nét đặc trưng không thể thiếu vắng trên mâm cơm gia đình người Việt từ hàng trăm năm qua. 


Nước mắm truyền thống được tạo ra từ một quy trình sản xuất nước mắm sạch và hoàn toàn tự nhiên. Tùy theo từng vùng miền, tùy theo từng nhà sản xuất, mà quá trình sản xuất nước mắm được thực hiện theo các cách khác nhau để sản xuất nước mắm, nhưng theo Tiến Sĩ Trần Thị Dung, chuyên gia công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản, hiện nay trong cả nước có ba quy trình công nghệ chính để sản xuất nước mắm truyền thống: Công nghệ đánh khuấy, công nghệ gài nén và công nghệ hỗn hợp (kết hợp đánh khuấy và gài nén) 


1. Phương pháp sản xuất nước mắm - gài nén 


Đặc điểm của phương pháp này là cá được trộn đều với muối cho đủ muối ngay từ đầu, theo tỉ lệ 1:3 (khoảng 24 đến 32% so với cá), trộn đều rồi cho vào thùng (thường là thùng gỗ), rải thêm một lớp muối 3-5 cm trên mặt để giữ nhiệt và tránh ruồi nhặng, gài nẹp, đè đá bên trên để nén, tiếp nhiệt tự nhiên và kéo rút, đảo “nước bổi” cho đến khi chượp chín hoàn toàn.

 

Phương pháp này dựa vào men trong cá để phân giải protein của thịt cá, hoàn toàn không cho nước lã và không đánh khuấy thùng chượp.

 

Khi ướp muối đủ độ trong một thời gian nhất định, cá không còn hiện tượng trương và nổi lên nữa. Lúc đó, người ta nói cá đã “đứng cá”. Nhờ nén chặt, nhiệt nội có trong cá làm cho men hoạt động tăng lên, trung tâm tích tụ khí NH3, CO2, H2S... làm cho cá trương lên, thịt cá bị xé nát nhưng xương và da vẫn còn nguyên.

 

Muối thẩm thấu vào cá - nước tiết ra gọi là nước bổi. Khoảng 1 tháng sau thì cá chìm xuống hẳn, nước nổi lên có màu vàng, trong và xuất hiện mùi nước mắm rõ rệt, lúc đó cá đã “đứng mặt dầu”. Khoảng 12 đến 18 tháng sau, màu sắc của nước mắm chuyển từ màu vàng nhạt sang hẳn màu vàng đậm, nước mắm trong, dậy mùi thơm tự nhiên của nước mắm là nước mắm đã chín đủ, có thể tiến hành rút nỏ. Nước mắm rút nỏ lần đầu gọi là nước mắm nhĩ - Loại nước mắm thượng hạng, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Các lần rút sau, người ta tiếp thêm nước, tiến hành đảo bối và kéo rút cho ra nước mắm long, tùy theo số lần tiếp nước mà có nước mắm long loại 2, loại 3.


3 Phương Pháp Sản Xuất Nước Mắm Nhĩ Truyền Thống


Nước Mắm Bé Bầu Chai Nhựa 1 Lít Loại Thượng Hạng 1

Tuyển Tập Những Món Ăn Vạn Người Mê Với Nước Mắm Nhĩ

 Có lẽ do ảnh hưởng từ vị trí địa lý quốc gia, khẩu vị của người Việt thích ăn đậm, so với muối, người Việt thích dùng nước mắm để gia tăng hương vị đậm đà cho món ăn hơn. Do vậy nước mắm là loại gia vị thường trực mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong bất kỳ căn bếp gia đình Việt nào. Nước mắm được người Việt trân quý, khi sử dụng cũng rất mực cẩn trọng, tinh tế giống như bản tính ngàn đời nay của người Việt Nam, tỉ mẩn, khéo léo và tài tình.


Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt khác biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới. Thật khó có thể tìm thấy quốc gia nào mà người dân yêu mến, sản xuất và sử dụng nước mắm phổ biến đến vậy trong cuộc sống thường ngày như ở Việt Nam. Mâm cơm gia đình, từ bình dân đến cao sang, dù chỉ một hay chục món ăn thì điểm nhấn phải có chính là chén nước mắm pha thơm ngon đặt trịnh trọng ở giữa bàn ăn. Thiếu đi hương vị và màu sắc của nước mắm, mâm cơm gia đình khó vẹn tròn.


Cách dùng nước mắm của người Việt cũng đa dạng và phong phú. Cũng là chai nước mắm nhĩ nhưng ở mỗi vùng miền, mỗi món ăn lại có một loại nước chấm phù hợp. Miền Bắc thì thường thích dùng nước mắm y, nếu có pha thì chỉ thêm chút chanh, ớt. Còn người miền Nam thì luôn thích pha nước mắm kiểu hơi sệt, bên cạnh nước mắm cốt nhất định phải có hành, tỏi, đường, ớt và đôi khi là một chút nước me chua. Người miền trung thích ăn cay nên nước mắm lúc nào cũng có tỏi ớt, thêm chút nước cốt chanh tươi nữa là hoàn hảo. Nước mắm chấm thịt vịt, ngan nhất định phải có gừng, còn nước mắm trộn gỏi hay ăn bánh gối, nem cuốn thì phải pha theo kiểu chua ngọt... Ẩm thực Việt Nam phong phú vị mắm là như vậy. Đâu phải tự nhiên mà nó lại trở thành điểm nhấn!

Tuyển Tập Những Món Ăn Vạn Người Mê Với Nước Mắm Nhĩ

Ở cách nêm nếm nước mắm vào món ăn của người Việt cũng không giống nhau, có món nêm vào trước sẽ ngon, có món nêm vào sau mới được. Với các món kho thì nước mắm luôn được cho vào trước để gia vị được thấm đều, đậm đà. Với các món canh, xào chỉ khi nào nấu gần xong mới nêm, nếu nêm trước mùi nước mắm sẽ nặng quá làm giảm hương vị thơm ngon của món ăn.

 

Subscribe to our Newsletter

Đại Lý Nước Mắm BÉ BẦU TP.HCM

ĐỊA CHỈ: 943/20 Quang Trung, Phường 14, Gò vấp

0932.664.737

TƯ VẤN ĐẶT HÀNG