Những bài thuốc trị bệnh từ thịt vịt
Thịt vịt là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho người bị đau lưng, viêm thận, hen hay phù dinh dưỡng. Tác dụng của thịt vịt được y học cổ truyền ghi nhận là một trong những món ăn được làm vị thuốc bổ. Thịt vịt chữa được rất nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe người lớn lẫn trẻ nhỏ.
- Bài thuốc chữa bệnh đau lưng với thịt vịt và đậu xanh: Bạn dùng 200gr thịt nạc vịt băm nhỏ, ướp với chút hạt nêm, muối, tiêu, đường cho vừa ăn. Nấu thịt vịt với 1 nắm đỗ xanh và 300ml nước đến khi chín mềm. Món thịt vịt hầm đậu xanh này ăn thường xuyên có tác dụng chữa bệnh đau lưng rất hiêu quả.
- Bài thuốc chữa viêm thận bằng thịt vịt với tỏi: Bạn làm sạch một con vịt rồi dùng tỏi đã bóc vỏ nhồi vào bụng vịt. Khi đã nhồi đầy bạn dùng chỉ khâu bụng vịt lại. Bạn cho vịt vào nồi nước hầm đến khi chín mềm là được. Bạn nên ăn ngay khi còn nóng, 3 ngày 1 lần bạn ăn 1 con sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận hiệu quả.
- Bài thuốc chữa ho sốt về chiều hoặc lao phổi bằng thịt vịt : Bạn hầm 1 con vịt với 1 cái chân giò lợn. Ăn khi còn nóng. Để tăng hiệu quả bạn nên cho thêm tỏi và hạt tiêu sẽ tăng cường hiệu quả chữa ho .
- Bài thuốc điều trị chứng phù dinh dưỡng bằng thịt vịt: Bạn dùng 1kg thịt vịt, 50gr đậu đỏ. 30gr bí đao và 100gr đậu phộng. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước rồi nấu thành canh. Món canh này rất tốt với người đang bị thiếu máu.
- Bài thuốc điều trị hen suyễn bằng thịt vịt và nước mía: Bạn dùng 300gr thịt vịt băm nhỏ ướp với muối, hạt tiêu, dầu hào, đường, mì chính và 300ml nước mía. Bạn vo 100gr gạo tẻ rồi đổ vào nồi nấu cùng thịt vịt và nước mía. Bạn nấu cháo chín nhừ là có thể ăn được.
Thịt vịt là loại thực phẩm bình dân, quen thuộc trong bữa cơm gia đình từ thành thị đến nông thôn. Vịt rất dễ chế biến, món nào cũng thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Cùng tìm hiểu về cách làm món vịt xào trong bài viết hôm nay nhé!
Hướng dẫn 3 cách xào vịt cực ngon không nên bỏ qua
Vịt xào dứa
Nguyên liệu vịt xào dứa
- 1 nửa con vịt nhỏ
- ½ trái thơm
- Hành tím, tỏi
- Hành hoa
- Rượu trắng
- Gừng
- Bột năng
- Gia vị: Muối, hạt nêm,. mì chính, nước mắm Cà Ná…
Cách làm vịt xào dứa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng. chính vì vậy bạn cần làm sạch mùi hôi từ thịt vịt trước. Bạn dùng hỗn hợp gồm gừng và rượu trắng chà sát bên trong và bên ngoài con vịt. Sau đó bạn rửa lại nhiều lần với nước sạch. Bạn chặt vịt thành miếng vừa ăn. Sau đó ướp với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng hạt tiêu, 1 muỗng Nước Mắm Chai, 1 chút mì chính trong 20 – 30 phút.
Thơm bạn gọt vỏ, cắt miếng dày một chút.
Tỏi và hành khô bạn bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
Bạn pha chút nước vào bột năng rồi khuấy đều cho bột tan.
Hành hoa bạn cắt gốc, rửa sạch rồi thái khúc.
Bước 2: Xào vịt
Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo. Dầu nóng bạn cho hành tỏi vào phi thơm rồi cho thịt vịt vào xào. Đảo đều tay rồi đậy nắp đến khi thịt chín mềm thì tắt bếp và trút ra đĩa.
Bước 3: Xào vịt với dứa
Vẫn với chiếc chảo xào thịt vịt, bạn cho dầu ăn rồi cho dứa vào xào mềm. Tiếp đó bạn cho thịt vịt vào xào chung với dứa. Nêm chút Nước Mắm Ninh Thuận, mì chính cho vừa ăn.
Khi thịt vịt và dứa đã chín mềm bạn đổ bột năng đã pha với nước vào, nấu thêm một lúc thì rắc hành hoa lên trên và tắt bếp.
Vịt xào sả ớt
Các nguyên liệu cần thiết để chế biến món ăn vịt xào sả ớt
- 1 nửa con vịt khoảng 700gr – 800gr
- Sả: 3 cây
- Ớt: 2 trái
- Hành khô, tỏi, mè, gừng
- Gia vị: Nước mắm sạch, dầu ăn, dầu hào, muối, mì chính, tiêu…
Hướng dẫn cách chế biến món vịt xào sả ớt
Bước 1
Thịt vịt bạn nên mua loại làm sẵn để tiết kiệm thời gian chế biến. Sau khi mua về bạn sử dụng hỗn hợp gồm dấm và muối chà xát khắp con vịt để làm sạch mùi hôi của nó. Ngoài ra bạn có thể dùng chanh, rượu, gừng cũng có tác dụng khử mùi hôi của vịt tương tự. Tiếp đó bạn rửa vịt dưới vòi nước sạch vài lần rồi để ráo nước.
Chặt vịt thành các miếng nhỏ vừa ăn. Nếu thích bạn có thể lọc riêng phần thịt vịt rồi cắt miếng. Phần xương bạn dùng nấu canh hay nước dùng bún, miến rất ngọt.
Bước 2
Bạn tiếp tục ướp thịt vịt với hạt nêm, muối, đường, nước mắm, mì chính, dầu hào, tiêu, hành tỏi băm rồi trộn đều. Bạn ướp trong 10 – 15 phút thịt thấm gia vị, khi xào sẽ đậm đà hơn.
Bước 3
Sả bạn đập dập, băm nhro hoặc thái vát. Ớt hiểm rửa sạch rồi băm nhỏ hoặc cũng cắt vát. Tùy theo khẩu vị thích ăn cay ít hay cay nhiều mà bạn tăng giảm lượng ớt nhé! Hành khô cắt gốc, rửa sạch với nước rồi cắt khúc.
Bước 4
Bạn cho 1 muỗng dầu ăn vào nồi, cho một nửa lượng sả ớt băm nhỏ vào phi thơm. Bạn cho tiếp thịt vịt vào xào cho săn lại thì thêm chút nước rồi đậy nắp. Khi thịt vịt đã cạn nước bạn cho nốt phần sả ớt lại vào nồi đảo đều. Xào thêm một lúc cho thịt vịt thấm gia vị, nếm lại thấy vị vừa ăn là được.
Bạn nhanh tay cho hành hoa vào nồi thịt, đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 5
Bạn trút thịt vịt kho sả ớt ra đĩa, rắc vừng rang lên trên và dọn mân thưởng thức. Vừng rang giúp cho món ăn cói mùi thơm, tăng độ béo ngậy.
Vịt xào măng
Nguyên liệu vịt xào măng
- Vịt: nửa con
- Măng tươi: 400gr
- Tỏi, hành khô, gừng, hành lá, ớt…
- Gia vị: Muối, rượu trắng, tiêu, nước mắm, mì chính, hạt nêm, đường…
Cách làm thịt vịt xào măng
Bước 1: Sơ chế vịt
– Bạn rửa sạch vịt. Giã nát nửa củ gừng trộn với 1 chén rượu trắng rồi chà sát lên mình con vịt. Cách làm này giúp cho miếng thịt vịt sẽ mất mùi hôi, ăn thịt sẽ thơm hơn. Tiếp đó bạn chặt thành các miếng vừa ăn, không chặt nhỏ quá sẽ khiến thịt vịt bị nát.
– Bạn cho vịt vào một chiếc tô, ướp với mì chính, hạt nêm, nước mắm, đường, muối, tiêu cho vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế măng
Với măng tươi bạn lột vỏ, thái măng thành các miếng mỏng. Nấu một nồi nước ối, cho măng vào luộc trước. Khi măng chín bạn vớt ra rổ rồi rửa lại với nước lạnh. Đây là cách loại bỏ vị hăng và đắng của măng.
Bước 3: Xào vịt với măng
– Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi cùng 1 muỗng dầu ăn. Tiếp cho bạn cho măng vào xào. Bạn thêm chút hạt nêm, đảo nhanh tay cho măng vừa chín tới thì trút ra đĩa. Bạn thêm dầu vào cho, cho hành tỏi vào phi thơm rồi cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào.
– Khi thịt vịt săn lại bạn cho măng vào xào. Bạn đảo một lúc, thêm chút nước nếu cạn. Nấu đến khi thịt vịt và măng chín mềm, nêm lại gia vị thấy vừa ăn là được. Bạn trút đồ ăn ra đĩa, rắc hành ngò lên trên và có thể thưởng thức được rồi.
Một số chú ý khi ăn thịt vịt
Thịt vịt là một trong những thực phẩm có tính hàn cao, có tác dụng bổ âm khá tốt nên đây cũng là thực phẩm mà những bệnh nhân bị ngoại cảm chưa khỏi hẳn.
Những người bị hư tỳ nhược nên tránh không được dùng trong thời gian bị bệnh, ngoài ra bạn tuyệt đối không nên ăn thịt vịt với quả mận hoặc quả dâu để tránh ngộ độc và kỵ nhau nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét